Click chuyển nội dung nhanh
Thuốc tiêm Heparin BP 5.000 Units/ml là thuốc gì?
Thuốc tiêm Heparin BP 5.000 Units/ml là thuốc chống đông máu, có thể ngăn chặn sự hình thành cục máu đông.
Khi sử dụng thuốc chống đông Heparin, cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Thông tin thuốc
Số đăng ký: VN-15617-12
Thành phần: Heparin sodium.
Hàm lượng: 5.000 IU/ml.
Hạn dùng: 60 tháng.
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.
Quy cách: Hộp 25 lọ x 5ml.
Nhà sản xuất: Panpharma GmbH, Đức.
Thuốc tiêm Heparin BP có tác dụng gì?
Heparin có tác dụng chống đông máu cả trong và ngoài cơ thể thông qua tác dụng lên antithrombin III (kháng thrombin). Chất này có trong huyết tương, làm mất hiệu lực của thrombin và các yếu tố đông máu đã hoạt hóa IXa, Xa, XIa, XIIa.
Thuốc tiêm Heparin BP là thuốc chống đông máu, giúp ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông. Có thể sử dụng thuốc tiêm Heparin BP để:
- Điều trị và ngăn ngừa cục máu đông trong động mạch, tĩnh mạch và phổi.
- Sử dụng trước phẫu thuật để giảm nguy cơ đông máu.
Không nên sử dụng thuốc tiêm Heparin để làm sạch catheter tĩnh mạch.
Chỉ định
Thuốc tiêm Heparin được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu.
– Phòng và điều trị huyết khối nghẽn mạch phổi.
– Heparin được sử dụng để điều trị hỗ trợ ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp để làm giảm nguy cơ biến chứng huyết khối nghẽn mạch, đặc biệt ở người bị sốc, loạn nhịp kéo dài, suy tim sung huyết, có nhồi máu cơ tim trước đó.
– Chế độ điều trị liều thấp để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch và nghẽn mạch phổi sau đại phẫu thuật ở người có tiền sử huyết khối nghẽn mạch và bệnh nhân cần bất động trong thời gian dài sau phẫu thuật, đặc biệt là người trên 40 tuổi.
– Điều trị huyết khối nghẽn động mạch.
– Phòng ngừa huyết khối ở phụ nữ mang thai có khả năng dễ bị huyết khối.
– Dùng làm chất chống đông máu trong truyền máu, tuần hoàn ngoài cơ thể khi thực hiện phẫu thuật, chạy thận nhân tạo và bảo quản máu xét nghiệm.
Chống chỉ định
Chống chỉ định tuyệt đối:
– Với tất cả các chế độ liều (bao gồm cả điều trị và dự phòng) :
+ Bệnh nhân có tiền sử giảm tiểu cầu nặng typ II (giảm tiểu cầu gây ra do heparin) khi sử dụng heparin không phân đoạn hoặc heparin khối lượng phân tử thấp.
+ Bệnh nhân có bệnh lý chảy máu bẩm sinh.
– Với liều điều trị :
+ Bệnh nhân có tổn thương cơ quan dễ bị chảy máu.
+ Bệnh nhân có tình trạng chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu liên quan đến rối loạn huyết động.
+ Bệnh nhân bị chảy máu nội sọ.
Ngoài ra, không bao giờ được thực hiện gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê tủy sống trong lúc đang sử dụng phác đồ heparin ở liều điều trị.
Chống chỉ định tương đối:
– Với liều điều trị:
+ Bệnh nhân bị tai biến mạch não do thiếu máu cục bộ tiến triển ở giai đoạn cấp, có hoặc không có rối loạn ý thức (với tai biến mạch não do tắc mạch, thời gian chờ là 72 giờ).
+ Bệnh nhân có viêm nội tâm mạc cấp (trừ trường hợp sử dụng các thiết bị hỗ trợ)
+ Bệnh nhân tăng huyết áp chưa được kiểm soát.
– Với liều dự phòng: trong 24 giờ đầu sau khi chảy máu nội sọ.
Liều dùng thuốc tiêm Heparin BP?
Thuốc tiêm Heparin BP được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Tiêm IV 5000-10000 IU mỗi 4 giờ, gián đoạn hoặc nhỏ giọt liên tục trong dung dịch NaCl hoặc Dextrose; chỉnh liều tùy theo kết quả test đông máu.
Tiêm SC 10000 IU mỗi 8 giờ sau khi đã tiêm IV một liều 5000 IU.
Người cao tuổi: giảm liều.
Dự phòng: 5000 IU, tiêm SC trước khi phẫu thuật 2-6 giờ và mỗi 8-12 giờ sau phẫu thuật trong 10-14 ngày.
Phẫu thuật tim hở:
Phẫu thuật < 2 giờ: 120 IU/kg/giờ,
Phẫu thuật kéo dài hơn: 180 IU/kg/giờ.
Cách tiêm thuốc Heparin BP
Tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch sau khi đã pha loãng.
Tác dụng phụ của thuốc Heparin BP
– Chảy máu: các yếu tố nguy cơ như có tổn thương cơ quan dễ chảy máu, suy thận hoặc một số bệnh kết hợp có thể làm nặng thêm tình trạng chảy máu. Đây là tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng heparin.
– Giảm tiểu cầu (thường gặp):
+ Giảm tiểu cầu typ 1 do hình thành đám kết tập tiểu cầu: là dạng giảm tiểu cầu phổ biến nhất, thường ở mức trung bình (>100000 tiểu cầu/mm3), xuất hiện sớm (trước ngày điều trị thứ 5) và không cần phải ngừng heparin do triệu chứng chỉ thoáng qua.
+ Giảm tiểu cầu nghiêm trọng typ 2 (giảm tiểu cầu do heparin): theo cơ chế miễn dịch, hiếm gặp hơn. Trong trường hợp này cần ngừng sử dụng heparin.
– Tụ máu: có thể xảy ra ở vị trí tiêm, thường khi tiêm dưới da, hầu hết do không tuân thủ đúng kỹ thuật tiêm hoặc sử dụng dụng cụ tiêm không phù hợp.
– Loãng xương: có thể xảy ra khi điều trị với liều cao trong thời gian dài.
– Tác dụng không mong muốn khác: một số trường hợp có thể thấy tăng enzym gan transaminase, gamma GT, hiếm gặp hơn là tăng bạch cầu ưa acid.
Thuốc tiêm Heparin BP giá bao nhiêu? Giá thuốc Heparin BP
Liên hệ: 0989389718.
Thuốc tiêm Heparin BP mua ở đâu chính hãng?
Liên hệ: 0989389718.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.