Thuốc Sofuled là thuốc gì?
Thuốc Sofuled là sự kết hợp liều cố định của sofobuvir 400mg và ledipasvir 90mg, được sử dụng một viên một lần mỗi ngày. Sự kết hợp liều này dung nạp tốt nhất là dùng theo đường uống.
Sofuled được sử dụng để điều trị viêm gan C mạn tính ở người lớn, trên các type 1, 4, 5 và 6. Thuốc có thể được sử dụng mà không cần kết hợp với ribavirin ở hầu hết bệnh nhân có kiểu gen 1A, ngoại trừ những người bị xơ gan và đã thất bại điều trị trước đó.
Ngoài ra, những bệnh nhân điều trị lần đầu và không bị xơ gan có thể đủ điều kiện trong thời gian 8 tuần đã được tìm thấy trong các thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu quan sát có hiệu quả như 12 tuần. Giống như sofosbuvir-velpatasvir, một loại thuốc ức chế NS5B-NS5A khác, nó đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả ở những bệnh nhân bị xơ gan mất bù.
Thông tin thuốc Sofuled
Thành phần: Sofosbuvir 400mg và Ledipasvir 90mg.
Quy cách: Hộp 1 lọ 28 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
Đường dùng: Uống.
Nhà sản xuất: BRV Heathcare Việt Nam.
Cơ chế tác dụng của Sofuled
Ledipasvir
Ledipasvir là một chất ức chế mạnh HCV NS5A, một loại phosphoprotein của virus có vai trò quan trọng trong sự nhân lên, lắp ráp và bài tiết của virus.
Sofosbuvir
Sofosbuvir là một chất ức chế tương tự nucleotide của virus viêm gan C NS5B polymerase, một loại enzyme chủ yếu làm trung gian cho sự sao chép của HCV RNA.
Dạng triphosphate của sofosbuvir (GS-461203) bắt chước nucleotide uridine tế bào tự nhiên và được HCV RNA polymerase kết hợp vào chuỗi mồi RNA kéo dài, dẫn đến chấm dứt chuỗi virus.
Thuốc Sofuled có tác dụng gì?
Sofuled được chỉ định trong các trường hợp sau:
– Người lớn bị nhiễm viêm gan C type 1, 4, 5 và 6, không bị xơ gan hoặc bị xơ gan còn bù.
– Người lớn bị nhiễm genotype 1 bị xơ gan mất bù, kết hợp với ribavirin.
– Người lớn bị nhiễm genotype 1 hoặc 4 là người được ghép gan mà không bị xơ gan hoặc bị xơ gan còn bù, kết hợp với ribavirin.
– Trẻ em từ 12 tuổi trở lên hoặc nặng ít nhất 35 kg với kiểu gen 1, 4, 5 hoặc 6 không bị xơ gan hoặc xơ gan còn bù.
Chống chỉ định thuốc Sofuled
– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Trẻ em dưới 12 tuổi.
– Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú.
Tác dụng phụ của thuốc Sofuled
Sử dụng bất kỳ thuốc nào cũng đều có thể gây ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, nhiều người có thể không gặp hoặc chỉ gặp tác dụng phụ rất ít.
Báo cho bác sỹ của bạn ngay lập tức nếu các tác dụng phụ dưới đây dai dẳng không biến mất hoặc trở nên trầm trọng hơn.
– Mệt mỏi, yếu đuối.
– Đau dạ dày.
– Đau đầu.
– Đau cơ.
– Tiêu chảy.
– Khó ngủ.
– Ho.
– Cảm thấy khó chịu.
– Chóng mặt.
Liều dùng, cách uống thuốc Sofuled
Liều dùng
Đối với tất cả các trường hợp đều sử dụng 1 viên Sofuled mỗi ngày, có thể kết hợp hoặc không kết hợp với Ribavirin. Cụ thể:
- Viêm gan C mạn tính không xơ gan: thời gian điều trị 12 tuần trên cả 4 type 1, 4, 5 và 6.
- Viêm gan C mạn tính với xơ gan còn bù: thời gian điều trị là 24 tuần nếu không kết hợp ribavirin. Kết hợp ribavirin thời gian điều trị là 12 tuần trên cả 4 type 1, 4, 5 và 6.
- Viêm gan C mạn tính xơ gan mất bù: thời gian điều trị là 24 tuần nếu không kết hợp ribavirin. Kết hợp ribavirin thời gian điều trị là 12 tuần trên cả 4 type 1, 4, 5 và 6.
Cách dùng
– Sử dụng theo đúng chỉ định của bác sỹ, không sử dụng nhiều hơn, ít hơn hoặc thường xuyên hơn thời gian đã được chỉ định.
– Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sỹ.
– Có thể dùng cùng hoặc không cùng bữa ăn.
– Không dùng thuốc kháng acid trong vòng 4 giờ sau khi dùng thuốc Sofuled. Nếu bạn dùng cimetidine, dexlansoprazole, esomeprazole, famotidine, lansoprazole, nizatidine, omeprazole, pantoprazole, rabeprazole, hoặc ranitidine, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn về cách sử dụng thuốc này.
– Nếu bỏ lỡ một liều, hãy dùng ngay lập tức khi nhớ ra. Nếu quá gần thời gan của liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên. Dùng liều tiếp theo như đúng kế hoạch.
– Nếu bạn không chắc chắn phải làm gì nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy gọi cho bác sĩ của bạn.
>> Tham khảo thêm các thuốc có thành phần và tác dụng tương tự với Sofuled:
– Thuốc Ledifos: https://muathuocuytin.com/thuoc-ledifos-mua-o-dau-ban-gia-bao-nhieu/
– Thuốc Hepcinat LP: https://muathuocgiagoc.com/thuoc-hepcinat-lp-ban-gia-bao-nhieu-thuoc-hepcinat-lp-mua-o-dau/
– Thuốc Ledivr chính hãng: https://muathuocgiagoc.com/thuoc-ledvir-mylan-gia-bao-nhieu-mua-o-dau/
– Thuốc Ledisof chính hãng: https://muathuocgiagoc.com/thuoc-ledisof-ledipasvir-sofosbuvir-gia-bao-nhieu-mua-o-dau/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.