Thuốc Ledvir là thuốc gì?
Lịch sử các thuốc điều trị viêm gan C
Những năm vừa qua là những năm có những đột phá trong việc điều trị viêm gan C mạn tính. Một căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới.
Với sự phát triển của khoa học nói chung và ngành y học phân tử nói riêng, sự hiểu biết ngày càng sâu về bộ gen các protein của virus viêm gan C đã tạo tiền đề cho việc ra đời những loại thuốc điều trị viêm gan virus C. Nổi bật trong đó là các thuốc DAAs (direct acting antivirals) – tác động trực tiếp. Đây là những thuốc tác động trực tiếp vào các protein không cấu trúc đặc hiệu của virus viêm gan C, làm gián đoán sự nhân lên và lây nhiễm của virus.
Trước năm 2011, thuốc Interferon và Ribavirin là thuốc đầu tay trong điều trị viêm gan C.
Năm 2011, thế hệ đầu tiên của DAAs gồm: Telaprevir và Boceprevir.
Năm 2013 đến cuối năm 2017, thế hệ DAAs mới gồm: Sofosbuvir, Ledipasvir, Simeprevir, Daclatasvir, Elbasvir, Grazoprevir, Dasabuvir, Velpatasvir …
Cơ quan quản lý Dược và Mỹ phẩm Hoa Kỳ FDA và Cơ quan quản lý thuốc châu Âu EMA đã phê duyệt và cho phép dùng tất cả các loại thuốc trên trong phác đồ điều trị viêm gan C mãn tính. Các công trình nghiên cứu đã được công bố tại các hội nghị Gan – Mật trên thế giới từ năm 2013 đến năm 2017 đã cho thấy, tỷ lệ điều trị thành công viêm gan C mạn tính với phác đồ có DAAs là 93-99%. Đây là một tin không thể vui hơn đối với bệnh nhân nhiễm virus viêm gan C mạn tính.
Thuốc Ledvir – Thuốc điều trị viêm gan C mới nhất
Ledvir với thành phần gồm: Ledipasvir 90mg và Sofosbuvir 400mg có tác dụng điều trị trên bệnh nhân viêm gan C mạn tính type 1, 4, 5 và 6. Rút ngắn thời gian điều trị xuống còn 12 – 24 tuần, và tỷ lệ thành công lên tới 99%.
Ledvir an toàn, dễ tuân thủ liều lượng sử dụng, và ít tác dụng phụ.
>>> Xem thêm các thuốc chữa viêm gan C mạn tính mới nhất: Thuốc Myhep All Mylan, Giá thuốc Myhep All, Thuốc Velsof, Thuốc Virpas, Giá Virpas.
Phác đồ điều trị viêm gan C mới nhất
Theo quyết định số 5012/QĐ-BYT, ngày 20-9-2016 của Bộ Y Tế về việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút C”. Thuốc Ledvir (Ledipasvir + Sofosbuvir) được chỉ định điều trị trên bệnh nhân viêm gan virus mạn tính không xơ gan, xơ gan còn bù và xơ gan mất bù.

Thông tin thuốc
Thành phần thuốc Ledivr: Ledipasvir 90mg và Sofosbuvir 400mg.
Quy cách: Hộp 1 lọ 28 viên.
Nhà sản xuất: Công ty dược phẩm Mylan – Ấn Độ.
Cơ chế tác dụng của thuốc Ledvir
Sofosbuvir: ức chế RNA polymerase phụ thuộc HCV nhắm vào NS5B RNA.
Sofosbuvir trong thuốc Ledvir ức chế polymerase ARN – ức chế polymerase nucleotide được hoạt hóa trong tế bào gan qua quá trình phosphoryl hóa để thành nucleoside triphosphate, cạnh tranh với các nucleotide dẫn đến kết thúc chuỗi khi ARN nhân lên.
Ledipasvir: ức chế virus viêm gan C HCV nhắm vào protein HCV NS5A.
Protein NS5A có vai trò quan trọng trong quá trình nhân lên và lắp ráp của virus viêm gan C.
Kết quả: Ledvir làm gián đoạn quá trình nhân lên và sự gây nhiễm của virus viêm gan C.
Chỉ định
+ Viêm gan C mãn tính ở người lớn thuộc các type 1, 4, 5, và 6 – có hoặc không có xơ gan còn bù.
+ Kết hợp Ribavirin điều trị viêm gan virus C type 1 xơ gan tiến triển, hoặc bệnh nhân viêm gan C type 1 hoặc 4 có hoặc không có xơ gan, xơ gan mất bù đã được ghép gan.
Liều dùng và cách sử dụng thuốc Ledvir
Ledvir được dùng 1 viên duy nhất/ngày đối với các trường hợp viêm gan virus C mạn tính không xơ gan – xơ gan còn bù – xơ gan mất bù, uống vào buổi sáng, tránh các thuốc kháng acid.
+ Bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính – không xơ gan.
Thời gian điều trị: 12 tuần ( với type 1a, 1b, 4, 5, 6)
+ Bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính – xơ gan còn bù.
Thời gian điều trị: 24 tuần hoặc 12 tuần (+Ribavirin) ( với type 1a, 1b, 4, 5, 6).
+ Bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính – xơ gan mất bù.
Thời gian điều trị: 24 tuần hoặc 12 tuần (+Ribavirin) ( với type 1a, 1b, 4, 5, 6).
Tác dụng phụ của thuốc Ledvir
Thường gặp nhất: Đau đầu, suy nhược và buồng nôn.
Báo ngay cho nhân viên y tế để được trợ giúp nếu bạn gặp các tác dụng phụ sau khi dùng thuốc Ledvir:
- Đau ngực hoặc khó chịu.
- Choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu.
- Nhịp tim chậm hoặc không đều.
- Khó thở.
- Mệt mỏi quá mức.
Kết quả nghiên cứu về tác dụng phụ của Ledipasvir/Sofosbuvir:

Trong đó: Fatigue: Mệt mỏi; Headache: Đau đầu; Nausea: Buồn nôn; Diarrhea: Tiêu chảy; Insomnia: Mất ngủ.
Kết quả nghiên cứu khác về tác dụng phụ của Ledvir:
+ Số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu: 500 người.
+ Thời gian điều trị: 12 tuần.
+ Kết quả:
- Tác dụng phụ phổ biến nhất: Nhức đầu: 14%
- Mệt mỏi, suy nhược: 13%.
- Buồn nôn: 7%.
- Tiêu chảy: 3%
Tương tác thuốc
Ledvir tương tác các loại thuốc sau:
+ Thuốc kháng virus: Tipranavir, Simeprevir, Pacerone.
+ Thuốc Amiodarone, Rosuvastatin, Dilantin, Phenytoin.
+ Thuốc Carbamazepine, Lanoxin (Digoxin), Rifadin.
+ Rifampin.
+ Thuốc kháng acid: như Nhôm Hydroxid, Calcium Carbonate, Sodium bicarbonate acid, Famotidine, Cimetidine, Ranitidine, Magnesium Hydroxide.
+ Thuốc ức chế bơm proton(PPIs) như Dexlansoprazole, Esomeprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Cimetidine, Didanosine.
Trước khi sử dụng Ledvir, hãy báo cho bác sỹ của bạn biết các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.
Thuốc Ledvir giá bao nhiêu? Giá thuốc Ledvir chính hãng
Liên hệ Hotline/Zalo: 0989389718
Thuốc Ledvir mua ở đâu Hà Nội, TPHCM?
Liên hệ Hotline/Zalo: 0989389718
>> Xem thêm video ”Tin vui cho bệnh nhân viêm gan C”.