Click chuyển nội dung nhanh
Thuốc LediHep là thuốc gì?
Tổng quan về viêm gan C mạn tính
Nhiễm virus viêm gan C (HCV) cấp thường 50-80% trở thành viêm gan C mạn tính. Theo thống kê của Bộ Y Tế, có đến 50-70% ung thư gan có liên quan đến virus viêm gan C.
Diễn tiến của bệnh viêm gan C mạn thường chậm và âm thầm, mức độ tiến triển phụ thuộc vào nồng độ virus viêm gan C HCV – RNA và thời gian nhiễm bệnh.
Biểu hiện của bệnh viêm gan C mạn thường giống với viêm gan B, điển hình là mệt mỏi, vàng da ít gặp. Triệu chứng khởi đầu của thể là biểu hiện rầm rộ của các đợt viêm gan C cấp (khoảng 1/3 trường hợp), số còn lại thường âm thầm nên bệnh nhân không thể nhận biết được.
Trong đợt tiến triển, các triệu chứng thường rõ nét và phong phú hơn như: sốt, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu hoặc vàng, đau cơ, đau khớp và nhất là đau tức vùng gan, ngứa. Khi thăm khám, thấy gan to vừa, căng, chắc, ấn đau tức, hồng ban, giãn mạch hình sao, vàng da vàng mắt.
Đến giai đoạn khi đã có biến chứng xơ gan, các biểu hiện viêm thường giảm dần, thay vào đó là các triệu chứng của xơ gan cổ trướng và suy gan là nổi bật; hoặc các triệu chứng của ung thư gan với gan rất lớn, gan cứng và có nhiều khối u lổn nhổn.
Ledihep – Thuốc điều trị viêm gan C mới nhất
Hiện nay, đã có nhiều thuốc điều trị viêm gan C thế hệ mới, giúp rút ngắn thời gian điều trị, tăng tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 99% và giảm tác dụng phụ. Các thuốc gồm: sofosbuvir, ledipasvir, velpatasvir, elbasvir, daclatasvir, . . .
Thuốc LediHep với 2 thành phần sofosbuvir và ledipasvir là thuốc điều trị viêm gan C mãn tính ở người lớn. Thuốc LediHep có thể được sử dụng kết hợp với thuốc khác để ngăn chặn sự nhân lên của virus HCV trong cơ thể, giúp hồi phục chức năng gan.
Thuốc LediHep được khuyến cáo không nên sử dụng với các bệnh nhân có vấn đề khác về gan, hoặc vấn đề về thận, đang chạy thận nhân tạo.
Theo phác đồ điều trị viêm gan C mới nhất của Bộ Y Tế, LediHep được sử dụng với liệu trình 1 viên/ngày trong khoảng thời gian 12 tuần. Quá trình điều trị cần được liên tục.
Thông tin thuốc
Thành phần: Ledipasvir 100mg và Sofosbuvir 400mg.
Quy cách: Hộp 1 lọ x 28 viên.
Nhà sản xuất: Zydus Heptiza.
Xuất xứ: Ấn Độ.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc LediHep
1. Thuốc LediHep có an toàn với rượu không?
Tương tác với rượu là chưa rõ. Tuy nhiên không nên sử dụng rượu trong quá trình điều trị, vì ảnh hưởng đến chức năng gan. Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
2. Thuốc LediHep có sử dụng được cho phụ nữ mang thai?
Chưa có đánh giá về an toàn của LediHep trên phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên động vật cho thấy có tác dụng xấu đối với thai nhi. Vui lòng tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
3. Có an toàn khi lái xe hay vận hành máy móc?
Cần thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc trong quá trình điều trị bằng thuốc LediHep.
4. Có ảnh hưởng đến chức năng thận không?
Không có sự tương tác giữa chức năng thận và thuốc LediHep. Vì vậy, không cần thiết thay đổi liều lượng.
5. Bảo quản thuốc LediHep như thế nào?
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, dưới 30 độ C. Tránh ánh sáng trực tiếp. Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.
Tác dụng của thuốc LediHep
Thuốc LediHep thành phần là Ledipasvir và Sofosbuvir, thuộc dòng thuốc kháng virus viêm gan C thế hệ DAAs được sử dụng phổ biến. Ưu điểm là tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 99% và ít tác dụng phụ.
Sofosbuvir trong thuốc LediHep có tác dụng ức chế RNA polymerase của HCV nhắm vào NS5B RNA. Trong khi đó Ledipasvir ức chế virus viêm gan C bằng cách nhắm vào protein HCV NS5A làm ức chế sự nhân lên của virus, giảm lượng virus HCV trong cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường, chức năng gan được hồi phục.
Chỉ định thuốc LediHep
– Điều trị viêm gan C mãn tính ở người lớn type 1, 4, 5 và 6 kể cả xơ gan còn bù hoặc xơ gan mất bù.
– LediHep có thể được kết hợp với Ribavirin để điều trị viêm gan C type 1 và xơ gan tiến triển hoặc bệnh nhân viêm gan C mãn tính type 1, 4 có hoặc không có xơ gan, hoặc xơ gan mất bù đã được ghép gan.
Chống chỉ định
– Bệnh nhân quá mẫn với Ledipasvir hoặc Sofosbuvir hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc LediHep. Liên hệ với dược sỹ của bạn để biết thêm các thành phần tá dược trong thuốc LediHep.
– Cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Cân nhắn giữa lợi ích và rủi ro.
– Khi sử dụng kết hợp LediHep với Ribavirin, chống chỉ định của Ribavirin được áp dụng cho việc sử dụng kết hợp 2 thuốc này.
Tác dụng phụ của thuốc LediHep
Ngoài tác dụng điều trị viêm gan C, thuốc LediHep còn gây ra các tác dụng không mong muốn khác. Khi gặp những trường hợp như vậy, nếu tác dụng phụ nghiêm trọng và dai dẳng không hết, cần nhận ngay sự chăm sóc y tế và thông báo đến bác sĩ của bạn.
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc LediHep:
- Mệt mỏi.
- Buồn nôn.
- Đau đầu.
- Mất ngủ.
- Thiếu máu.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra bao gồm: phản ứng dị ứng thuốc (phát ban, ngứa, sưng, đỏ, phồng rộp, tróc da, thở khò khè, có thể sốt hoặc không sốt), đau thắt ngực, khó thở, khó nói khó nuốt, khàn tiếng bất thường, sưng miệng, mặt, môi, lưỡi, mệt mỏi nặng, nước tiểu sẫm màu, đau bụng hoặc đau dạ dày nặng.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể thay đổi tác dụng của thuốc trong quá trình điều trị hoặc tăng nguy cơ bị tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ở đây không bao gồm tất cả các tương tác có thể xảy ra. Thông báo đến bác sĩ và dược sĩ của bạn tất cả các thuốc mà bạn đang sử dụng bao gồm: thuốc kê đơn, không kê đơn, sản phẩm thảo dược, thực phẩm bổ sung. Không bắt đầu dùng, ngừng dùng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Hãy chắc chắn đã thông báo đến bác sỹ nếu bạn đang sử dụng một trong các loại thuốc sau:
- Amiodarone.
- Một số loại thuốc cho động kinh như carbamazepine, oxcarbazepine, phenobarbital, hoặc phenytoin;
- Digoxin.
- Thuốc trị ợ nóng và loét.
- Các loại thuốc kết hợp với HIV như efavirenz, emtricitabine và tenofovir; elvitegravir, atazanavir (Reyataz) và ritonavir, tipranavir.
- Rifabutin; rifampin, rifapentine.
- Rosuvastatin.
- Simeprevir.
- Sofosbuvir.
- Warfarin.
Bác sĩ có thể cho bạn biết nên dùng hoặc không dùng LediHep nếu bạn đang dùng một hoặc nhiều loại thuốc ở trên, và có thể phải theo dõi thật chặt chẽ các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Các thuốc có thể tương tác với LediHep (sofosbuvir/ledipasvir):
- Amiodarone.
- Simeprevir.
- Rosuvastatin.
- Rifamycin (rifampin, rifabutin).
- Tipranavir/Ritonavir.
- Phenobarbital, carbamazepine, phenytoin, primidone.
- Các thuốc khác có chứa hoạt chất sofosbuvir.
Liều dùng, cách sử dụng thuốc LediHep
Liều dùng
Dùng 1 viên/ngày, Thức ăn không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, nên có thể dùng trước, trong hoặc sau bữa ăn. Nên uống thuốc vào buổi sáng, vào một giờ cố định trong ngày để tránh quên liều.
Nếu đang sử dụng một thuốc kháng acid, tránh thời điểm dùng khoảng 4 giờ. Tham khảo thêm ý kiến bác sỹ trước khi dùng.
Lưu ý
- Nếu quên 1 liều, khi nhớ ra hãy uống ngay lập tức, nếu gần thời điểm đến liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên, dùng liều kế tiếp theo kế hoạch. Không được gấp đôi liều để bù liều đã quên.
- Không được nghiền nát hoặc hòa tan viên thuốc.
Thuốc LediHep điều trị viêm gan C giá bao nhiêu?
Liên hệ Hotline/Zalo: 0989389718.
Thuốc LediHep mua ở đâu Hà Nội, TPHCM?
Liên hệ Hotline/Zalo: 0989389718.
>>> Tham khảo thêm các thuốc điều trị viêm gan C giá rẻ khác tại đây.