Khi trẻ không được hấp thu đủ chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ có sức đề kháng kém. Nước ta là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi trẻ có sức đề kháng kém sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp.

Vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời chứng rối loại tiêu hóa ở trẻ là vô cùng quan trọng.

Tổng quan về rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Có 5 nguyên chính bao gồm:

  • Do dùng kháng sinh: do kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi ở đường ruột của trẻ.
  • Do loạn khuẩn đường ruột: ở những trẻ có sức đề kháng yếu, hệ vi khuẩn đường ruột chưa đủ mạnh để bảo vệ trước các tác nhân bất lợi cho cơ thể. Trẻ thường bị rối loạn hệ tiêu hóa khi ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, dùng sữa, và bị viêm đường hô hấp.
  • Do nguồn thức ăn không đảm bảo: chế độ ăn với những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, ôi thiu, thực phẩm tươi sống, nguồn nước có nhiễm khuẩn khiến trẻ rất dễ bị rối loạn đường ruột.
  • Do bệnh lý: các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm ruột, viêm dạ dày.
  • Do chế độ ăn: khi trẻ ăn quá nhiều một nguồn thực phẩm nào đó: chẳng hạn như nguồn thực phẩm giàu mỡ, protein.

Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ

–  Tiêu chảy: đi ngoài phân lỏng >3 lần/ngày (kéo dài không quá 14 ngày). Gây ra tình trạng mất nước, điện giải, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Biểu hiện là đi ngoài phân lỏng với tần suất cao, mệt mỏi, chán ăn, không chịu chơi, nôn trớ.

–  Nôn trớ: xảy ra khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

–  Táo bón: trẻ không đi ngoài thường xuyên, 2-3 ngày mới đi một lần, phân khô, rắn, vón cục, cứng như sỏi hoặc to rắn, muốn đi ngoài nhưng không đi được, . . . dẫn đến trẻ quấy khóc, chán ăn, hay nôn trớ. Đây là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

–  Đau bụng: đau từng cơn, cơn đau xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài vài giờ.

–  Biếng ăn: trẻ không ăn như mọi khi, từ chối tất cả các món ăn kể cả món thích nhất.

Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Khi trẻ có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, phụ huynh nên làm các điều sau:

–  Không sử dụng đồ ăn thức uống mất vệ sinh, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ăn chín, uống sôi.

–  Bổ sung điện giải và kẽm kịp thời trong trường hợp bé bị tiêu chảy lâu ngày.

–  Cho trẻ ăn nhiều chất xơ trong rau xanh nấu chín, uống nhiều nước nếu trẻ bị táo bón.

–  Tránh các thực phẩm gây đầy hơi như hành, chuối, chất chua, đậu, . . .